Thursday, November 5, 2020

Cách chữa mụn cóc tại nhà

 

Các phương pháp điều trị

Những mụn cóc nhỏ, không triệu chứng có thể không cần điều trị, và trong một số trường hợp có thể diễn tiến tự thoái lui. Tuy vậy, những mụn cóc gây đau, gây mất thẩm mỹ nên được loại bỏ. Để loại trừ mụn cóc, chúng ta phải kích thích miễn dịch cơ thể tấn công virus gây mụn cóc. Tuân thủ điều trị và kiên nhẫn là tối cần thiết!

Bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà, nhưng tốt nhất nên đến bác sĩ tư vấn, đặc biệt các trường hợp mụn cóc ở mặt. Bác sĩ có thể hướng dẫn điều trị hiệu quả và an toàn nhất cho mụn cóc. Nên lưu ý rằng các thuốc điều trị mụn cóc thường chứa các chất gây kích ứng như salicylic acid, do đó không bao giờ nên để thuốc dây vào gần mắt, mũi, miệng.

Điều trị tại nhà

Đến khoảng hai phần ba mụn cóc tự lành mà không cần điều trị. Điều này xảy ra khi hệ miễn dịch cơ thể chiến đấu thành công chống lại chủng HPV gây mụn cóc. Tuy nhiên, cần phải đến một năm hay hơn thì mụn cóc mới biến mất hoàn toàn. Nhiều bệnh nhân sẽ không thể đợi được mụn cóc biến mất tự nhiên, nhất là mụn cóc trên mặt, mà phải tìm các biện pháp điều trị khác để loại bỏ mụn cóc.

Salicylic acid là một lựa chọn điều trị phổ biến để loại bỏ mụn cóc. Tuy nhiên, các chuyên gia không khuyến cáo sử dụng thuốc này cho các mụn cóc vùng mặt.

Vitamin A thoa có thể là một điều trị thay thế hiệu quả. Theo một nghiên cứu năm 2019, tretinoin — một dẫn xuất vitamin A — có thể điều trị mụn cóc phẳng. Đây vẫn là một điều trị off-label.

Hơn nữa, vào năm 2012, các nhà nghiên cứu đã báo cáo một trường hợp điều trị thành công mụn cóc với vitamin A chiết tách từ dầu gan cá, bằng cách thoa trực tiếp dầu này lên mụn cóc. Đây cũng là một điều trị off-label.

Điều trị tại cơ sở y tế

Bác sĩ có thể áp dụng các điều trị sau để loại bỏ mụn cóc:

Thuốc thoa: Các chế phẩm điều trị mụn cóc thường chứa salicylic acid hay các hợp chất tương tự, hoạt động thông qua cơ chế loại bỏ các lớp tế bào chết trên bề mặt sang thương. Thoa hoặc chấm thuốc mỗi ngày một lần. Điều trị thường làm mụn cóc nhỏ hơn, ít triệu chứng bất tiện hơn. 70% mụn cóc lành trong vòng 12 tuần thoa thuốc mỗi ngày. Các bước thoa thuốc nên được thực hiện như sau:

  • Ngâm mụn có trong bồn tắm hoặc chậu nước ấm để làm mềm mụn cóc
  • Chà xát bề mặt mụn cóc bằng đá mài hoặc cây giũa
  • Thoa hay chấm thuốc điều trị lên mụn cóc, giới hạn đúng sang thương mụn cóc, chờ khô
  • Băng bịt lại bằng màng bọc thực phẩm hay băng keo
  • Nếu thuốc điều trị làm da đau, rát, ngưng điều trị cho đến khi cảm giác khó chịu nguôi ngoai hẳn, sau đó bắt đầu lại. Lưu ý không để thuốc lan ra vùng da lành xung quanh.

Liệu pháp làm lạnh: thực hiện lặp lại mỗi một đến hai tuần. Có thể gây khó chịu và có thể dẫn đến phồng nước da trong nhiều ngày hay nhiều tuần. 70% điều trị thành công sau 3-4 tháng điều trị.

Áp lạnh bằng nitơ lỏng có thể gây sẹo hay mất sắc tố vĩnh viễn, cũng như gây tê, mất cảm giác tạm thời. Bệnh nhân có type da quá sáng hoặc quá sậm màu không nên điều trị áp lạnh, đặc biệt cho các mụn cóc trên mặt.

Xịt lạnh bằng hỗn hợp dimethyl ether và propane (DMEP) có thể áp dụng cho mụn cóc thông thường và mụn cóc lòng bàn tay chân. Thuốc có bán dưới dạng không kê đơn, nhưng cần đọc và theo đúng hướng dẫn sử dụng một cách cẩn thận.

Phối hợp liệu pháp miễn dịch và liệu pháp làm lạnh làm giảm số lần điều trị làm lạnh.

Cắt đốt điện: áp dụng điều trị những mụn cóc lớn, kháng trị. Sau khi gây tê tại chỗ, sang thương được cắt bằng dao mổ hay đốt bằng điện hay laser bốc bay; sau đó đốt cầm máu nền mô bên dưới sang thương. Vết thương lành sau hai tuần hay hơn, nhưng 20% có thể tái phát trong vòng vài tháng. Điều trị này để lại sẹo vĩnh viễn.

Các biện pháp khác đang được nghiên cứu để điều trị mụn cóc tái phát, lan rộng, hay kháng trị bao gồm:

  • Retinoids thoa như tretinoin cream hay adapalene gel
  • Thuốc điều hòa miễn dịch như imiquimod cream, fluorouracil cream
  • Thoa cantharidin – một tác nhân gây phồng nước da. Thuốc được rửa đi sau 3-4 giờ hoặc khi gây đau/phồng nước. Thường tránh điều trị mụn cóc vùng mặt. Điều trị này chưa được FDA chấp thuận.
  • Tiêm bleomycin trong sang thương
  • Retinoids uống
  • Pulsed dye laser phá hủy mạch máu nuôi mụn cóc
  • Liệu pháp quang động học
  • Đốt bốc bay bằng laser
  • Đồng vận thụ thể H2 uống
  • Kẽm oxide và kẽm sulfate uống
  • Kích thích miễn dịch bằng diphencyprone, hay squaric acid
  • Liệu pháp miễn dịch với Candida albicans hay tuberculin PPD: dành cho các sang thương kháng trị
  • Tăng nhiệt tại chỗ, như chườm ấm

 


Cách chữa mụn cóc tại nhà

  thuốc podophyllin 25 nhà thuốc bình tâm https://suimaoga.webflow.io/ thuốc chữa sùi mào gà thuốc trị mụn cóc thuốc chữa sùi mào gà kẹo ham...